Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói:
Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam »
Lời của Bác muốn nói với chúng ta rằng : đã là người Việt Nam thì chúng ta phải biết về lịch sử Việt Nam. Các em học sinh trường ta đa số được sinh ra và lớn lên tại xã Tân Phong – một vùng đất giàu truyền thống cách mạng. Với lứa tuổi của các em, các em phải biết được truyền thống hào hùng của quê hương để hôm nay các em tự hòa về quê hương. Ngày mai quê hương sẽ tự hào về các em. Với tinh thần đó, BGH cùng các thầy cô trong nhà trường đã tổ chức cho 337 học sinh khối 4 + 5 một buổi tham qua trải nghiệm khu di tích chùa Tam Tập - Ngôi chùa có cách đây hơn 100 năm- Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.
Trong chuyến đi tham quan, học tập, trải nghiệm học sinh được tìm hiểu, được chứng kiến di tích lịch sử, văn hóa đặc biệt của xã nhà, các em đã có một buổi tìm về cội nguồn văn hóa, lịch sử dân tộc thực sự bổ ích, thú vị, hấp dẫn.
.jpg)
Cô Bùi Thị Oanh – Hiệu trưởng cùng các em học sinh thăm quan chùa Tam Tập
Sau lễ dâng hương, học sinh được nghe cô Bùi Thị Sim – Bí thư chi Đoàn ôn lại lịch sử của ngôi chùa :
Năm 1945, cuộc cách mạng tháng Tám thành công, chính quyền thuộc về tay nhân
dân. Nước nhà độc lập chưa được bao lâu thì thực dân Pháp quay trở lại xâm lược
nước ta một lần nữa.
Cuộc chiến tranh ngày càng ác liệt, quy mô ngày càng mở rộng, thực dân Pháp tràn xuống các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, trong đó đánh về đến Ninh Giang, càn quét đến Cúc Bồ, Tân Phong, Bói Vé, Cầu Ràm. Chúng xây bốt và mở các cuộc càn quét, cướp bóc, đốt nhà, bắt dân đi phu, giết người dân vô tội. Trước năm 1948 Tân Phong còn là 2 xã Trung Hòa và Tự Cường, đến năm 1948 mới sáp nhập 2 xã lại thành xã Tân Phong và cái tên xã Tân Phong có từ đó.
Xã Tân Phong, địch mở các cuộc càn quét vào Tam Tập, Xổ, Xá, Chuông bắt bớ người dân vô tội hàng chục người chúng bắt sang Cầu Ràm rồi bắn chết. Vào những năm 1952 – 1953, địch huy động tiểu đoàn có xe tăng yểm hộ càn vào Tân Phong. Ông Nguyễn Văn Cận thôn đội trưởng mở lắp hầm quan sát bị địch bao vây bắt sống, ông đã không khai một lời, sau đó ông bị địch bắn chết. Em Nguyễn Văn Sửu mới 14 tuổi làm liên lạc cho du kích sang đến cầu Bói thì bị địch bắn chết và còn bao người dung cảm chiến đấu, đánh bật địch ra khỏi làng, xã, chống càn không cho địch vào xã bảo vê xóm làng bảo vệ nhân dân.
Trước tình hình diễn biến phức tạp, quyết liệt của cuộc chiến tranh đòi hỏi cần có sự lãnh đạo của Đảng để lãnh đạo nhân dân kháng chiến giành thắng lợi. Ngày 10/3/1948, huyện ủy Ninh Giang quyết định thành lập chi bộ xã Tân Phong.
Theo quyết định của huyện ủy, chi bộ đầu tiên được thành lập tại chùa Tam Tập gồm 23 đồng chí, do đồng chí Nguyễn Văn Tuyên( Tam Tập) làm Bí thư chi bộ. Có chi bộ lãnh đạo nhân dân Tân Phong tin tưởng, hăng hái thi đua, vừa sản xuất vừa chi viện sức người sức của cho tiền tuyến. Trong những năm 1952 – 1953 và đầu năm 1954 địch mở nhiều trận càn vào Tân Phong có máy bay, xe tăng yểm hộ, đội du kích của ta đều đánh bại, tiêu diệt và làm bị thương nhiều tên địch giành nhiều thắng lợi. Địch bị thất bại và không mở các cuộc càn quét vào Tân Phong.
Những đóng góp to lớn của nhân dân Tân Phong đã góp phần làm lên chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954 lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng và trở thành hậu phương lớn chi viện cho chiến trường Miền Nam.
Qua đây các em sẽ hiểu hơn về một di tích lịch sử, một giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc, qua đó giáo dục các em tình yêu quê hương, đất nước, sự trân trọng những giá trị lịch sử, giá trị văn hóa, những thắng cảnh của đất nước Việt Nam.
.jpg)
.jpg)
Các em HS thành kính lắng nghe lịch sử của chùa Tam Tập
Sau khi nghe lịch sử chùa Tam Tập, các em được trải nghiệm chơi trò chơi: Ai nhanh ai đúng nhằm ôn lại truyền thống lịch sử quê hương.
.jpg)
Các em HS giơ tay trả lời câu hỏi
Các em thăm một số cảnh đẹp của chùa:


Rồi các em được tham gia vào một số hoạt động thiện nguyện: nhổ cỏ ở bồn cây, nhặt rác xung quanh chùa, …… Tuy thời tiết có oi bức nhưng các bạn làm việc rất nhiệt tình và đạt kết quả cao.


Các em học sinh cung thầy cô nhổ cỏ, nhặt rác làm sạch môi trường.
Cuối cùng các em đến thăm bia tưởng niệm để ghi nhớ công ơn những Đảng viên đi trước.
Sau nửa ngày về chùa trải nghiệm đầy bổ ích và lý thú, chắc hẳn mỗi các em sẽ lưu lại trong mình những kỉ niệm đẹp nhất về chùa Tam Tập. Qua đó các em luôn gìn giữ truyền thống vẻ vang của Đảng bộ, tự hào về truyền thống quê hương, thi đua học giỏi, là cháu ngoan Bác Hồ, người con hiếu thảo trong gia đình, quý trọng ông bà, và bố mẹ, học thật giỏi thực hiện hoàn bão ước mơ cao đẹp của tuổi trẻ sau này để cống hiến tài năng, trí tuệ cho quê hương đất nước.